0349.595.835

Thứ Năm, Tháng Mười 10, 2024
Hồ sơ nộp trực tiếp tại trường, gửi qua Bưu điện, hoặc đăng kí trực tiếp tại: Đăng Ký Xét Tuyển Các em học sinh có thể liên hệ trực tiếp cô Quyên cán bộ phòng tuyển sinh để được hỗ trợ tư vấn: Điện thoại : 0349.595.835 Zalo: 0349.595.835

A.MỐC LỊCH SỬ QUAN TRỌNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

1.Ngày 03 tháng 11 năm 2011:  Căn cứ Quyết định số 1394/QĐ – BLĐTBXH do Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho phép thành lập Trường Cao đẳng nghề Công Thương Việt Nam.

2.Ngày 01 tháng 11 năm 2012:   Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, Tổng Cục Dạy Nghề đã kí Quyết định số 561/QĐ – TCDN, phê duyệt Điều lệ Trường Cao đẳng Công Thương Việt Nam.

3.Ngày 12 tháng 10 năm 2016:  Căn cứ Quyết định số 1658/TCDN- TCCB chuyển trụ sở chính từ địa điểm Khu công nghiệp Điềm thụy, Xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đến địa điểm mới tại Tổ 16, Thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

4.Ngày 11 tháng 03 năm 2016: Dưới sự hợp tác với Công ty Megazone (Hàn Quốc) – Công ty hàng đầu về thiết kế và lập trình Website của đất nước xứ sở kim chi, nhà trường đã tổ chức cắt băng khánh thành và chính thức đưa vào hoạt động Trung tâm Công nghệ thông tin VCI – Megazone (Khoa Công nghệ thông tin).

5.Ngày 12 tháng 05 năm 2016: Căn cứ quyết định số 12- QĐ/ĐU của Đảng ủy khối doanh nghiệp về việc thành lập chi bộ Trường Cao Đẳng Công Thương Việt Nam  Trực thuộc đảng bộ khối doanh nghiệp Quận Nam Từ Liêm

6.Ngày 19 tháng 05 năm 2016: Thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Cao Đẳng Công Thương Việt Nam Trực thuộc Quận đoàn Nam Từ Liêm.

7.Ngày 05 tháng 09 năm 2016: Thành lập công đoàn cơ sở.Tập thể công nhân viên lao động,đang làm việc tại Trường Cao đẳng công thương Việt Nam gia nhập tổ chức công đoàn Việt Nam

8.Ngày 29 tháng 11 năm 2016: Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội đã kí Quyết định số 1626/QĐ – LĐTBXH, cho phép đổi tên Trường Cao đẳng nghề Công Thương Việt Nam thành Trường Cao Đẳng Công Thương Việt Nam.

9.Ngày 02 tháng 12 năm 2016: Căn cứ quyết định của Hội đồng quản trị về việc thành lập các đơn vị trực thuộc Trường cao đẳng công thương Việt Nam.

10.Ngày 24 tháng 5 năm 2017:  Căn cứ Quyết định số 1167/TCDN-PCTT của tổng cục trưởng tổng cục giáo dục nghề nghiệp về việc tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghệp tại địa điểm đào tạo:

– Khu đô thị mới Nghĩa Đô, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

11.Ngày 16 tháng 1 năm 2017: Căn cứ quyết định của Hội đồng quản trị về việc thành lập Trung tâm tư vấn và bố trí việc làm VCI.

12.Ngày 03 tháng 03 năm 2017: Nhà trường hợp tác với Học Viện Kĩ Thuật Lan Dương nhằm tăng cường mối quan hệ giao lưu hợp tác trên nhiều lĩnh vực.Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên.

13.Ngày 28 tháng 03 năm 2017:  Căn cứ Quyết định số 92/QĐ – CĐCTVN của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công Thương Việt Nam về việc thành lập trung tâm đào tạo và hợp tác quốc tế.

14.Ngày 18 tháng 04 năm 2017:  Căn cứ Quyết định số 105/QĐ – CĐCTVN của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công Thương Việt Nam về việc thành lập trung tâm đào tạo Tri Thức Trẻ.

15.Ngày 20 tháng 04 năm 2017:  Căn cứ Quyết định số 109/QĐ – CĐCTVN của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công Thương Việt Nam về việc thành lập trung tâm đào tạo và Pháp triển nguồn nhân lực số 8.

16.Ngày 20 tháng 04 năm 2017:  Căn cứ Quyết định số 99/QĐ – CĐCTVN của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công Thương Việt Nam về việc thành lập trung tâm Hợp Tác Giáo Dục

17.Ngày 11 tháng 7 năm 2017:  Căn cứ Quyết định số 228/2017/GCNĐKHĐ- TCDN cấp giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại Hà Nội và Thái Nguyên.

18.Ngày 19 tháng 12 năm 2017:  Căn cứ Quyết định số 3455/TCGDNN- ĐTCQ về việc hợp tác của trường đối với Tập đoàn F+U CHLB Đức.

19.Ngày 7 tháng 1 năm 2019:  Căn cứ Quyết định số 18/QĐ – LĐTBXH của Bộ Lao đông Thương Binh & Xã Hội cho phép Trường Cao đẳng Công Thương Việt Nam đặt địa điểm đào tạo tại TP Hồ Chí Minh Và Tỉnh Đăk Lăk.

20.Ngày 29 tháng 8 năm 2019:  Căn cứ Quyết định số 228b/2017/GCNĐKBS- TCDN cấp giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại TP Hồ Chí Minh.

21.Ngày 3 tháng 12 năm 2019:  Căn cứ Quyết định số 5431/GCN- SGDĐT cấp giấy Chứng nhận Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Trung tâm Tư vấn du học quốc tế VCI.

22.Ngày 15 tháng 1 năm 2020:  Căn cứ Quyết định số 228c/2017/GCNĐKBS- TCDN cấp giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại TP Hồ Chí Minh Và Tỉnh Đăk Lăk

23.Ngày 17 tháng 2 năm 2021:  Căn cứ Quyết định số 12/2021/GCNĐKHĐ- TCGDNN cấp giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại Tỉnh Thái Nguyên, TP.Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Tỉnh Đăk Lăk .

24.Ngày 10 tháng 7 năm 2020: Căn cứ Quyết định số 850/2021/TCDL-LH Trường Cao đẳng Công Thương Việt Nam đáp ứng các tiêu chí về việc tổ chức thi,cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch nội địa và quốc tế.

25.Ngày 31 tháng 8 năm 2021:  Căn cứ Quyết định số 12c/2021/GCNĐKBS- TCGDNN đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại các địa chỉ, địa điểm đào tạo:

-Số 01 Nguyễn Du, phường Trưng Vương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

-Toà nhà An& Huy building, Ngọc Hồi, Thanh Trì, TP. Hà Nội

-Khu B, Làng Hữu nghị Việt Nam, Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội

-Số 302A Vườn Lài, phường Phú Thọ Hoà, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

-Số 108 Nguyễn Quý Anh, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

-Số 349 Lê Duẩn, phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

-Liên kết đào tạo tại: Trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk

-Liên kết đào tạo tại: Trung tâm GDNN-GDTX huyện Krông Bông

-Liên kết đào tạo tại: Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ea Kar

-Liên kết đào tạo tại: Trung tâm GDNN-GDTX huyện Thanh Trì

26.Ngày 03 tháng 11 năm 2011 đên 2021:  Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam đã mở được 31 ngành trình độ Cao đẳng chính quy; 11 ngành trình độ trung Cấp chính quy và 11 ngành trình độ sơ Cấp:

TT Các ngành đào tạo Mã ngành Học phí

(thu theo tín chỉ)

Đối tượng xét tuyển và

thời gian đào tạo

A Trình độ Cao đẳng Chính quy – Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Thời gian học Cao đẳng là 2 năm đến 3 năm tùy từng ngành;

– Học sinh tốt nghiệp THCS. Thời gian học Cao đẳng là 3năm;

– Tốt nghiệp cấp bằng Cao đẳng chính quy.

1 Dược * 6720201 355.000đ/ tín chỉ
2 Điều dưỡng * 6720301
3 Công nghệ kỹ thuật ô tô * 6510202 385.000đ/ tín chỉ
4 Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí 6520205
5 Điện tử công nghiệp * 6520225 375.000đ/ tín chỉ
6 Điện công nghiệp * 6520227
7 Công nghệ thông tin*  + Phát triển phần mềm, +Lập trình web, +Lập trình mobile, +Lập trình game, +Xử lý dữ liệu, +Tin học văn phòng. 6480201
8 Công nghệ thông tin (ƯDPM) 6480202
9 Kỹ thuật chế biến món ăn * 6810207
10 Thương mại điện tử 6340122
11 Marketing thương mại
12 Kế toán doanh nghiệp * 6340302 385.000đ/ tín chỉ
13 Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ 6340417
14 Quản trị kinh doanh* +Digital marketing, +Marketing online, +Quan hệ công chúng PR, +Logistic 6340404
15 Quản trị khách sạn * 6810201
16 Quản trị nhà hàng * 6810206
17 Hướng dẫn du lịch * 6220103
18 Văn thư hành chính * 6320301
19 Dịch vụ pháp lý doanh nghiệp 6380205
20 Dịch vụ pháp lý về đất đai 6380206
21 Dịch vụ pháp lý về tố tụng 6380207
22 Quản trị văn phòng 6340403
23 Văn thư  – Lưu trữ 6320302
24 Báo chí 6320103  375.000đ/ tín chỉ
25 Phiên dịch tiếng Anh du lịch 6220203
26 Tiếng Anh thương mại 6220216
27 Phiên dịch tiếng Anh thương mại 6220202
28 Tiếng Nhật Bản* 6220212
29 Tiếng Trung Quốc* 6220209
30 Tiếng Hàn Quốc* 6220211
31 Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam 6220101
32 Thiết kế thời trang 6210403
33 May thời trang 6540204
34 Thiết kế đồ hoạ 6210402
35 Hàn 6520123
B Trình độ Trung cấp 375.000đ/ tín chỉ – Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Thời gian học trung cấp là 1.5 năm;

– Học sinh tốt nghiệp THCS. Thời gian học trung cấp là 2 năm.

1 Công nghệ thông tin (ƯDPM) 5480202
2 Kỹ thuật chế biến món ăn 5810207
3 Điện tử công nghiệp 5520225
4 Điện công nghiệp 5520227
5 Kế toán doanh nghiệp 5340302
6 Tiếng Trung Quốc 5220209
7 Tiếng Đức 5220210
8 Công nghệ thông tin 5480201
9 Marketing thương mại 5340118
10 Công nghệ kỹ thuật ô tô 5510202
11 Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí 5520205
12 Thiết kế thời trang 5210403
13 May thời trang 5540204
14 Quản trị kinh doanh 5340404
15 Văn thư hành chính 5320301
16 Hàn 5520123
C Trình độ Sơ cấp, ngắn hạn & Đào tạo liên tục Học phí cả khóa học sơ cấp từ 3 triệu đến 6 triệu tùy từng ngành học – Tuổi từ 15 tuổi trở lên;

– Có đủ sức khỏe phù hợp với ngành cần học;

– Thời gia đào tạo 6 tháng đến 12 tháng.

1 Quản trị mạng máy tính
2 Thiết kế tạo mẫu tóc
3 Kỹ thuật viên chăm sóc móng
4 Nghiệp vụ văn thư – lưu trữ
5 Dịch vụ nhà hàng
6 Kế toán doanh nghiệp
7 Công nghệ thông tin
8 Nghiệp vụ bar
9 Nghiệp vụ lễ tân
10 Quản trị khách sạn
11 Nghiệp vụ buồng phòng

Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại, Trường Cao đẳng Công Thương Việt Nam có:

+ 12 Khoa : Khoa Kinh tế, Khoa du lịch, Khoa Công nghệ thông tin, Khoa Điện- Điện tử- Điện Lạnh, Khoa Văn thư hành chính, Khoa Dược, Khoa Điều Dưỡng, Khoa Quốc tế, Khoa cơ bản, Khoa Công nghệ ô tô, Khoa Báo chí, Khoa Luật;

+ 07 Phòng chức năng: Phòng Đào tạo; Phòng Hành chính tổng hợp; Phòng Tài chính Kế toán; Phòng quản lý học sinh sinh viên; Phòng tuyển sinh; Phòng truyển thông; Phòng quản trị thiết bị.

Hà Nội ngày 23 tháng 10 năm 2021

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

(đã ký)

 

TS. LÊ ĐẠI HÙNG

SỨ MỆNH MỤC TIÊU VÀ TẦM NHÌN 2021-2039

1. Sứ mệnh và mục tiêu cuả Trường Cao đẳng công thương Việt Nam

Trường Cao đẳng Công Thương Việt Nam(VCI) là địa chỉ tin cậy trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, là điểm nhấn về tư duy sáng tạo, là ngọn lửa châm nguồn cảm hứng, giúp người học trở thành những công dân có thái độ, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, tự tin lập thân, lập nghiệp, làm việc hiệu quả trong môi trường đa văn hóa, sử dụng và làm chủ được mọi công nghệ hiện đại trong nước và thế giới. Mang lại thu nhập cao cho bản thân và xã hội.

Trường đóng góp vào sự phát triển của đất nước thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao sử dụng thành thạo được với mọi công nghệ hiện đại của thế giới, nghiên cứu ứng dụng công nghệ, cung cấp các dịch vụ đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội theo chuẩn quốc tế.

Đào tạo gắn với việc làm và tạo cơ hội phát triển liên tục cho người học.

Với phương châm đào tạo kết hợp 3 bên : Nhà trường+ Doanh nghiệp+ Người học .

Với mục tiêu đào tạo: Thái Độ-> Kiến thức-> Kỹ năng-> Kỹ xảo-> Thu nhập cao.

Trường thực hiện phương thức đào tạo gắn kết với Doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho sinh viên ra trường làm được việc và không bị thất nghiệp. Nhà trường đã thực hiện bằng việc ký cam kết 100% Sinh viên có việc làm ngay với mức lương cao (từ 15 đến 45) triệu đồng/tháng, được các doanh nghiệp sử dụng lao động đánh giá cao. Đặc biệt trong thời gian học tập tại trường các em được đi thực tập sinh tại các nước trên thế giới mà nhà trường đã ký kết như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Newzealand; CHLB Đức…và được hưởng với mức lương cao.

2.Tầm nhìn cuả Trường Cao đẳng công thương Việt Nam

Trở thành trường Đại học có THƯƠNG HIỆU trong nước, khu vực, và thế giới là một địa chỉ tin cậy trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.

Nhà trường trở thành nơi đào tạo uy tín chất lượng cao thực tế hiện đại cho người học trên toàn thế giới về tại trường học tập và nghiên cứu.

  • Khẩu hiệu hành động

“Muốn biết phải làm; Muốn làm phải học; Muốn học hãy đến VCI; Thế giới trong tầm tay bạn”.

  • Bản sắc riêng

– Nhà trường ký cam kết với người học sau khi ra trường có việc làm với thu nhập cao và nếu không bố trí được việc làm nhà trường hoàn lại học phí cả khóa học cho người học.

– Nhà trường đào tạo miễn phí 4 thứ tiếng: Tiếng anh, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn, Tiếng Trung suốt 3 năm học cho sinh viên của nhà trường.

– Sinh viên của nhà trường trong một khóa học được đi thực tập 6 tháng đến 1 năm tại các nước trên thế giới mà nhà trường đã ký kết với mức lương từ 15 triệu đến 25 triệu đồng /1 tháng.

– Hiện đại, tiên tiến: Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, trang thiết bị thí nghiệm thực hành đầy đủ, hiện đại; chương trình đào tạo tiên tiến; chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giảng viên; phương pháp dạy học tích cực; gắn kết đào tạo với khoa học công nghệ.

– Thân thiện, sôi nổi: Nhiều phong trào học tập, thi đua; nhiều hoạt động ngoại khóa,

sinh hoạt tập thể gắn kết quan hệ giữa nhà trường – sinh viên – gia đình – xã hội.

– Đào tạo, khoa học công nghệ gắn liền với thực tiễn: Các ngành nghề, chương trình đào tạo, các đề tài khoa học công nghệ đều giải quyết những vấn đề thực tiễn và gắn liền với nhu cầu sản xuất kinh doanh.

– Quan tâm đào tạo phát triển con người toàn diện: Tăng cường năng lực về tin học, ngoại ngữ vàcác kỹ năng sống cho sinh viên, kết hợp với các hoạt động văn hóa, thể thao.

– Tạo cơ hội việc làm, cơ hội học tập: Học tiếp lên các bậc học cao hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp; Liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động cho sinh viên; liên kết với các trường Đại học mở các lớp liên thông nhằm tạo cơ hội cho sinh viên học tiếp lên Đại học.

– Chi phí học tập phù hợp: Phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của mọi thành phần xã hội. Học phí thực hiện đúng quy định của Nhà nước đối với trường công lập, các chính sách đối với các đối tượng ưu tiên thực hiện đầy đủ và đúng quy định.

– Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho sinh viên tham gia thi tay nghề Quốc gia và Thế giới.

  • Giá trị cốt lõi

Các giá trị cốt lõi của Nhà trường được xây dựng trên nền tảng:

+ Tập thể: Mạnh khỏe, vui vẻ, Đoàn kết, nhất trí, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

+ Công nghệ: Hiện đại, cập nhật, gắn kết với công nghiệp.

+ Năng lực thực hiện: Thái độ tốt, kiến thức tốt, kỹ năng thành thạo đạt kỹ xảo, chuẩn mực. Kiểm định chất lượng bằng đánh giá của thị trường lao động.

+ Phương châm giáo dục: Đào tạo con người toàn diện.

+ Truyền thống: Sáng tạo, trí tuệ, tâm huyết, tự tin, luôn nhanh chính xác hiệu quả và hiện đại.

Các yếu tố trên đây tạo nên khuôn khổ quy định toàn bộ hoạt động của nhà trường trong hiện tại và tương lai. Các mục tiêu chiến lược và bước đi trong quá trình phát triển nằm trên nền tảng giữ gìn và phát huy các giá trị đó lên một tầm cao mới.

  • Các mục tiêu cần đạt được.

Mục tiêu tổng quát

Xây dựng nhà trường trở thành đơn vị đào tạo nghề công nghệ cao hàng đầu trong nước,có uy tín cao trong khu vực, và thế giới và đạt chuẩn quốc tế vào 2018.

Mục tiêu cụ thể

Các giai đoạn / Mục tiêu Đến 2018 Đến 2020 Đến 2022
1. Nghề trọng điểm Có 09 nghề đạt chuẩn quốc tế:

1. Dược sỹ;

2. Điều Dưỡng;

3. Điện tử công nghiệp;

4. Điện công nghiệp;

5. Công nghệ thông tin;

6. Hướng dẫn du lịch;

7. Kế toán doanh nghiệp;

8. Văn thư hành chính;

9. Quản trị kinh doanh

Có 09 nghề đạt chuẩn quốc tế:

1. Công nghệ kỹ thuật ô tô;

2. Kỹ thuật chế biến món ăn;

3. Quản trị nhà hàng;

4. Quản trị khách sạn;

5. Phiên dịch tiếng anh du lịch;

6. CNTT( ứng dụng phần mềm);

7. Tiếng anh thương mại;

8. Báo chí;

9. Thương mại điện tử

Có 09 nghề đạt chuẩn quốc tế:

1. Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí

2. Marketing thương mại

3. Quản trị văn phòng

4. Văn thư- Lưu trữ

5. Tiếng Nhật Bản

6. Tiếng Trung Quốc

7. Tiếng Hàn Quốc

8. Luật

 

9. Quản trị doanh nghiệp

2. Đội ngũ giáo viên – Tỷ lệ giáo viên/học sinh ≥ 1/20.

– 70% giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy tích hợp.

– 30% giáo viên có trình độ thạc sỹ chuyên ngành.

– 100% giáo viên có trình độ ngoại ngữ Bậc 3 hoặc tương đương.

– Tỷ lệ giáo viên/học sinh ≥ 1/15.

– 75% giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy tích hợp.

– 50% giáo viên có trình độ thạc sỹ chuyên ngành.

– 100% giáo viên có trình độ ngoại ngữ Bậc 3 hoặc tương đương, trong đó ít nhất 50% giáo viên có trình độ ngoại ngữ Bậc 4 hoặc tương đương.

– Tỷ lệ giáo viên/học sinh ≥ 1/10.

– 80% giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy tích hợp.

– 70% giáo viên có trình độ thạc sỹ chuyên ngành.

– 100% giáo viên có trình độ ngoại ngữ Bậc 3 hoặc tương đương, trong đó ít nhất 60% giáo viên có trình độ ngoại ngữ Bậc 4 hoặc tương đương.

3.Cán bộ quản lý dạy nghề Có đủ năng lực chuyên môn, năng lực thực tế, năng lực quản lý, trình độ tin học và tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu. Đã qua công tác giảng dạy, quản lý cơ sở dạy nghề ít nhất 3 năm; có trình độ thạc sỹ chuyên ngành trở lên, đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cơ sở dạy nghề.
4.Chương trình, giáo trình Có đủ chương trình, giáo trình theo tiêu chuẩn của các nghề trọng điểm ở cấp độ quốc tế. giáo trình chất lượng cao phối hợp với nước ngoài
5.Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề Có đủ cơ sở vất chất, thiết bị dạy nghề theo tiêu chuẩn của các nghề trọng điểm ở cấp độ quốc tế. Diện tích đất tối thiểu của trường là 10 ha. Có hệ thống cơ sở thực hành thực tập thực tế mà nhà trường đã ký kết với các tập đoàn, cty, doanh nghiệp để cùng đào tạo cho người học.
6.Kiểm định chất lượng – Có hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng.

– Có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề cấp độ 3 còn giá trị.

– 100% nghề trọng điểm được tổ chức quốc tế công nhận dạt tiêu chuẩn kiểm định.

-Có hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng.

-Có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề cấp độ 3 còn giá trị.

-100% nghề trọng điểm được tổ chức quốc tế công nhận dạt tiêu chuẩn kiểm định.

-Có hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng.

-Có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề cấp độ 3 còn giá trị.

-100% nghề trọng điểm được tổ chức quốc tế công nhận dạt tiêu chuẩn kiểm định.

7. Đánh giá 100% sinh viên được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo tiêu chuẩn của các nghề trọng điểm ở cấp độ quốc tế.

100% sinh viên ra trường có việc làm đúng ngành nghề đã học tập với thu nhập cao. Lương từ 15 triệu đến 45 triêu/ 1 tháng.

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2021

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

(đã ký)

 

 

TS.LÊ ĐẠI HÙNG

CHIẾN LƯỢC ĐÀO TẠO TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Chiến lược đào tạo cuả Trường Cao đẳng công thương Việt Nam

Mục tiêu:

Đào tạo nguồn lực kĩ thuật cao có năng lực thực hành nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ; lao động sáng tạo, có năng lực hợp tác, năng lực tự học ngoại ngữ và tin học. Sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đào tạo các ngành đạt trình độ Khu vực và Quốc tế bao gồm:

TT Các ngành đào tạo trình độ Cao đẳng TT Các ngành đào tạo trình độ Cao đẳng
1 Dược 17 Kỹ Thuật chế biến món ăn
2 Điều dưỡng 18 Quản trị nhà hàng
3 Điện công nghiệp 19 Quản trị khách sạn
4 Điện tử công nghiệp 20 Hướng dẫn du lịch
5 Công nghệ thông tin 21 Phiên dịch tiếng anh du lịch
6 Công nghê thông tin ( ứng dụng phần mềm) 22 Phiên dịch tiếng anh thương mại
7 Thương mại điện tử 23 Tiếng anh thương mại
8 Công nghệ kỹ thuật Ôtô 24 Tiếng Trung Quốc
9 Kế toán doanh nghiệp 25 Tiếng Nhật Bản
10 Quản trị kinh doanh 26 Tiềng Hàn Quốc
11 Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ 27 Trung cấp tiếng Đức
12 Văn Thư Hành chính 28 Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam
13 Báo chí 29 Văn thư- Lưu trữ
14 Luật:Dịch vụ pháp lý doanh nghiệp 30 Quản trị văn phòng
15 Luật:Dịch vụ pháp lý về đất đai 31 Marketing thương mại
16 Luật:Dịch vụ pháp lý về tố tụng 32 Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí

Giải pháp:

+ Đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm của Trường. Tất cả Cán bộ, Giảng viên, Công nhân viên của Trường đều có trách nhiệm tham gia và được huy động trong các hoạt động Đào tạo và phục vụ đào tạo;

+ Phát triển các ngành nghề đào tạo phù hợp với đòi hỏi thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Thái nguyên và cả nước về công nghệ cao phục vụ sản xuất, phục vụ phát triển công nghiệp;

+ Đảm bảo tuyển sinh đủ chỉ tiêu theo cơ cấu ngành nghề đăng ký. Đổi mới công tác tuyển sinh, đảm bảo chất lượng đầu vào;

+ Xây dựng chuẩn đầu ra của đào tạo làm cơ sở đổi mới tổ chức quá trình đào tạo và đánh giá;

+ Đa dạng hóa loại hình và hình thức đào tạo: Đào tạo tập trung, đào tạo tại doanh nghiệp, Đào tạo bồi dưỡngtheo nhu cầu;

+Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo phương pháp tích cực;

+ Tổ chức đào tạo thí điểm theo mô hình chất lượng cao. Chuẩn hoá các chương trình dạy nghềvừa sát hợp với nhu cầu của thị trường lao động vừa tiếp cận trình độ công nghệ tiên tiến theo hướng tương thích khu vực và quốc tế. Tiến tới xây dựng các nghề đào tạo đạt chuẩn Khu vực và Quốc tế.

Chiến lược phát triển cơ sở vật chất

Mục tiêu:

Xây dựng cơ sở vật chất của trường đạt tiêu chuẩn Trường chuẩn quốc gia và khu vực tiến tới chuẩn quốc tế của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội về tổng diện tích trường, diện tích xây dựng, diện tích giảng đường/phòng học lý thuyết, thiết bị dạy nghề, phòng thí nghiệm/phòng học thực hành, ký túc xá, cơ sở văn hoá – thể thao.

Giải pháp:

+ Mua sắm và trang bị bổ sung thiết bị dụng cụ một cách đồng bộ, hiệu quả cao trong đào tạo theo

chuẩn của từng nghề;

+ Đầu tư trang thiết bị cho các phòng thực hành, thí nghiệm, đặc biệt chú trọng các nghề mũi nhọn. Xây dựng một số xưởng thực hành kiểu mẫu đạt chuẩn quốc tế;

+ Xây dựng thư viện và nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin tạo điều kiện cho học sinh/sinh viên tiếp cận tốt với Internet và các loại hình thông tin khác để phục vụ tốt việc học tập của Sinh viên;

+ Mở rộng quan hệ với doanh nghiệp nhằm khai thác chung tài nguyên trong sản xuất và đào tạo;

+ Mở rộng diện tích trường đảm bảo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc tế (>10 ha);

+ Chuẩn bị cơ sở vật chất tổ chức đào tạo, thực nghiệm cho các nghề thuộc lĩnh vực ứng dụng công nghệcao.

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Mục tiêu:

Xây dựng, phát triển và chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý theo yêu cầu của từng vị trí công tác trong trường, hướng tới hội nhập Quốc tế về dạy nghề. Đảm bảo đội ngũ giáo viên chuyên sâu về lý thuyết, giỏi về thực hành, có phương pháp giảng dạy tốt, có kiến thức về tin học, ngoại ngữ và kỹ năng nghề nghiệp.

Yêu cầu về cán bộ quản lý: Có đủ năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, trình độ tin học và ngoại ngữ đáp ứng được yêu cầu. Đã qua công tác giảng dạy, quản lý cơ sở dạy nghề ít nhất 3 năm; có trình độ thạc sỹ chuyên ngành trở lên, đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cơ sở dạy nghề;

Yêu cầu về đội ngũ giáo viên:

Đến 2017 Đến 2020 Đến 2022
– Tỷ lệ giáo viên/học sinh ≥ 1/20.

– 70% giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy tích hợp.

– 40% giáo viên có trình độ thạc sỹ chuyên ngành.

– 100% giáo viên có trình độ ngoại ngữ Bậc 3 hoặc tương đương.

– Tỷ lệ giáo viên/học sinh ≥ 1/15.

– 75% giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy tích hợp.

– 50% giáo viên có trình độ thạc sỹ chuyên ngành.

– 100% giáo viên có trình độ ngoại ngữ Bậc 3 hoặc tương đương, trong đó ít nhất 50% giáo viên có trình độ ngoại ngữ Bậc 4 hoặc tương đương.

– Tỷ lệ giáo viên/học sinh ≥ 1/10.

– 80% giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy tích hợp.

– 60% giáo viên có trình độ thạc sỹ chuyên ngành.

 

– 100% giáo viên có trình độ ngoại ngữ Bậc 3 hoặc tương đương, trong đó ít nhất 50% giáo viên có trình độ ngoại ngữ Bậc 4 hoặc tương đương.

Giải pháp:                                                                                 

+ Tiến hành rà soát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ Cán bộ Giảng viên.

+ Quy hoạch tổng thể đội ngũ giáo viên làm rõ số lượng, yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, về lứa tuổi và giới tính của từng chuyên ngành đào tạo để làm cơ sở cho việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trong từng giai đoạn phát triển của Nhà trường.

+ Mô tả chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu cho các vị trí công tác làm tiêu chuẩn để tuyển dụng, bồi dưỡng, sử dụng và đánh giá cán bộ, nhân viên.

+ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đầu đàn cho từng chuyên nghề, ít nhất 05 nghề có chuyên gia hàng đầu quốc gia (Tham gia huấn luyện, chấm thi, ra đề… của các cuộc thi quốc gia và quốc tế).

+ Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trẻ. Đào tạo tại nước ngoài giáo viên các nghề trọng điểm.

+ Xây dựng cơ chế thu hút giảng viên, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao từ bên ngoài.

+ Xây dựng quy chế đánh giá giáo viên thông qua giảng dạy và nghiên cứu, sản xuất. Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, giáo viên.

+ Cải tiến chế độ quyền lợi cho cán bộ công nhân viên, giáo viên. Có chính sách thu hút nhân tài hợp lý đối với đối tượng tuyển chọn.

Chiến lược về người học

Mục tiêu:

Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để Người học phát triển toàn diện về trí tuệ, năng lực, thể chất, có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao để sau khi tốt nghiệp mỗi người học có năng lực kỹ thuật vững vàng, có thể chất khoẻ mạnh, có tinh thần trong sáng, có việc làm hiệu quả.

Kế quả người học đạt đươc: Thái độ tốt-> Kiến thức giỏi-> Kỹ năng, Kỹ xảo thành thạo-> Đạt thu nhập cao.

Yêu cầu về người học: 100% sinh viên theo học các chương trình trọng điểm được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo tiêu chuẩn của các nghề trọng điểm ở cấp độ quốc tế.

Giải pháp:

+ Tăng cường công tác chăm lo, phục vụ học sinh/sinh viên, thực hiện công bằng trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh/sinh viên

+ Tổ chức tốt, thường xuyên các hoạt động phong trào, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Tạo môi trường, đầu tư trang bị tạo điều kiện cho các câu lạc bộ sinh viên hoạt động.

+ Đẩy mạnh công tác thông tin về thị trường lao động, hỗ trợ tư vấn và giới thiệu việc làm

+ Huy động học sinh/sinh viên tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, nhất là các đề tài phục vụ sản xuất Tạo môi trường, điều kiện và khuyến khích sức sáng tạo của sinh viên.

+ Tạo điều kiện và khuyến khích học sinh/sinh viên tham gia các hoạt động xã hội.

+ Tổ chức các câu lạc bộ chuyên môn tạo điều kiện và môi trường khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.

+ Mở rộng quan hệ và đa dạng hóa các mối quan hệ cả về hình thức lẫn nội dung và các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhằm thực hiện các mục tiêu chính sau:

Bố trí việc làm cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp với thu nhập cao

+ Bố trí cho sinh viên đi thực tập tại nước ngoài 6 tháng đến 1 năm trong/1 khóa học với lương 15 đến 25 triệu đồng/1 tháng .

+ Giới thiệu việc làm cho sinh viên.

+ Giới thiếu cơ sở thực tập cho sinh viên.

+ Liên kết đào tạo thực hành kết hợp sản xuất.

+ Tổ chức đào tạo cung ứng lao động theo đơn đặt hàng.

+ Tổ chức liên kết đào tạo theo đơn đặt hàng

+ Tổ chức gia công, sản xuất theo đơn đặt hàng.

+ Đào tạo xuất khẩu lao động.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên và quảng bá hình ảnh nhà trường tới các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội.

+ Tổ chức khảo sát nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và nhu cầu việc làm theo từng ngành nghề lĩnh vực của sinh viên. Từ đó tổng hợp thống kê số liệu và đầu ra các giải pháp cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên về việc làm.

+ Thường xuyên tổ chức hội thảo, tọa đàm, đối thoại giữa nhà trường với doanh nghiệp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong lĩnh vực liên kết đào tạo sản xuất và cung ứng nguồn nhân lực.

+ Định kỳ tổ chức các buổi gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm giữa nhà trường và cựu sinh viên đang làm việc tại doanh nghiệp với sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp nhằm cập nhật thông tin doanh nghiệp, tình hình việc làm của sinh viên đã tốt nghiệp, cung cấp thông tin làm cơ sở và kinh nghiệm cho các sinh viên khóa sau.

+ Thường xuyên tổ chức phiên giao dịch việc làm và ngày hội việc làm sinh viên để tạo điều kiện cơ hội việc làm cho sinh viên và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tuyển dụng.

Chiến lược phát triển khoa học, ứng dụng công nghệ

Mục tiêu:

“Xây dựng Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam trở thành một trung tâm Nghiên cứu-Ứng dụng-Chuyển giao khoa học công nghệ mạnh, có uy tín và tin cậy có đủ khả năng tiếp cận và phát triển các công nghệ tiên tiến, giải quyết các vấn đề bức xúc do thực tiễn sản xuất của đất nước đặt ra. Nguồn thu từ các hoạt động khoa học công nghệ và dịch vụ đạt tối thiểu 8% tổng thu của trường vào năm 2018, 15% tổng thu của trường vào năm 2025”.

Mục tiêu cụ thể:

+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, bảo đảm cung cấp luận cứ, cơ sở, giải pháp khoa học đồng bộ cho các chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và các chương trình, dự án trọng điểm nhà trường.

+ Nâng cao trình độ công nghệ của các ngành kinh tế; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong một số ngành trọng điểm: Điện – Điện tử, Công nghệ Thông tin, Nông nghiệp Công nghệ cao. Gắn hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của nhà trường.

+ Đổi mới cơ bản hệ thống và cơ chế quản lý khoa học và công nghệ theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường đặc thù của Hà Nội. Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao, đảm bảo nghiên cứu, tiếp thu, ứng dụng, làm chủ và phát triển công nghệ tiên tiến, đạt trình độ trung bình khá của khu vực.

+ Đến năm 2025, khoa học và công nghệ góp phần đáng kể vào thu ngân sách của nhà trường, nguồn thu từ các hoạt động khoa học công nghệ và dịch vụ đạt tối thiểu 10% tổng thu của trường vào năm 2020, 15% tổng thu của trường vào năm 2025.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ: Các Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao công nghệ, Thành lập các Công ty, doanh nghiệp Công nghệ cao thuộc các lĩnh vực trọng tâm đặt tai nhà trường.

Giải pháp:

+ Nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học trong công tác dạy nghề.

+ Đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ về nội dung cũng như tài chính tạo điều kiện và động lực cho cán bộ, HSSV tham gia nghiên cứu khoa học.

+ Xây dựng cơ chế khuyến khích và bắt buộc giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học.

+ Xây dựng và đầu tư một số phòng thực hành, thí nghiệm hiện đại thuộc chuyên ngành mũi nhọn, có triển vọng phục vụ nghiên cứu ứng dụng cũng như hợp tác quốc tế.

+ Tăng cường liên kết, hợp tác với doanh nghiệp để nhận các đơn hàng sản xuất, nghiên cứu cũng như khai thác các cơ sở thiết bị, công nghệ mới hiện đại trong sản xuất.

+ Thu hút các cán bộ kỹ thuật có trình độ cao ngoài trường tham gia và hướng dẫn nghiên cứu, chuyển giao công nghệ .

+ Phát triển hợp tác quốc tế trong nghiên cứu ứng dụng.

+ Tập trung nguồn lực để đến năm 2022 có ít nhất một đơn vị cá nhân đăng ký và tham gia phát triển sản phẩm quốc gia.

+ Huy động mạnh mẽ nguồn vốn xã hội và các nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ.

Chiến lược phát triển nguồn tài chính và tiền lương

Mục tiêu:

Đổi mới phương thức quản lý nhằm đa dạng hóa nguồn thu, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực tài chính. Đảm bảo tài chính mạnh và chủ động, thu nhập của cán bộ giáo viên thuộc nhóm những trường có thu nhập cao tại khu vực.

Giải pháp:

+ Chủ động đa dạng hóa nguồn thu từ đào tạo, dịch vụ khoa học, sản phẩm khoa học, hợp tác quốc tế, hỗ trợ có mục tiêu của doanh nghiệp.

+ Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ.

+ Đổi mới cơ chế, cơ cấu và phương thức phân phối tiền lương theo hướng đảm bảo công bằng và khuyến khích cán bộ, viên chức đóng góp cho sự phát triển nhà trường.

+ Chủ động tìm các nguồn kinh phí đầu tư, nguồn đầu tư của nước ngoài và của các tổ chức quốc tế.

+ Quản lý tài chính theo cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực tài chính, đảm bảo tài chính mạnh và chủ động.

Cụ thể:

Nguồn thu sự nghiệp:

+ Thu học phí: đề xuất điều chỉnh mức thu học phí các hệ đào tạo trong trường theo từng năm học và từng ngành nghề đào tạo, đẩy mạnh các nguồn thu học phí cụ thể là: tập trung phát triển các ngành đào tạo phù hợp với đòi hỏi thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Hà Nội và của các tỉnh, thành phố, như công nghệ cao phục vụ sản xuất, phục vụ phát triển nông nghiệp và phải có giải pháp để thu hút sinh viên vào trường học.

+ Thu từ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phấn đấu đạt 5% trên tổng thu của trường vào năm 2017, và 10% tổng thu của trường vào năm 2020 cụ thể:

+ Thúc đẩy hoạt động hợp tác:  Đa phương hoá, đa dạng hoá loại hình hợp tác, tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế. Đổi mới cơ chế hợp tác quốc tế, mở rộng quyền tự chủ, có cơ chế chính sách khuyến khích các đơn vị và cá nhân về hợp tác quốc tế trong khuôn khổ luật pháp.

+ Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ, và Ngân hàng thế giới (WB) trong việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án, trong việc cấp học bổng cho sinh viên đến học các ngành đào tạo chương trình quốc tế của trường và tranh thủ sự hỗ trợ về nguồn vốn đầu tư.

+ Thu từ hoạt động đào tạo ngắn hạn: Nhà trường phải đa dạng hóa loại hình và hình thức đào tạo: đào tạo tập chung, đào tạo ngắn hạn, đào tạo bồi dưỡng theo nhu cầu và phải có cơ chế chính sách tài chính khuyến khích các đơn vị và cá nhân về đào tạo để tăng nguồn thu cho trường và người lao động;

+ Tiền thu từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực hành tại các xưởng thực hành, sản phẩm thí nghiệm… từ các hoạt động cung ứng dịch vụ gắn với hoạt động của đơn vị, khai thác cơ sở vật chất: Nhà trường xây dựng cơ chế tài chính về các hoạt động để khuyến kích phát triển các hoạt động dịch vụ  của các đơn vị phòng ban trong nhà trường để tăng nguồn thu cho trường và đồng thời tăng nguồn thu nhập cho cán bộ giáo viên nhà trường.

+ Thu từ cán bộ, giáo viên của trường tham gia hoạt động dịch vụ với bên ngoài, hoặc do cơ chế khoán nộp về đơn vị.

+ Nguồn vốn viện trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật.

+ Nguồn thu khác

+ Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng và vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị.

+ Nguồn vốn tham gia liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

+ Thu tiền ký túc xá và các dịch vụ khác.

Nguồn thu từ ngân sách nhà nước: Tranh thủ tối đa để có được các nguồn thu từ ngân sách Nhà nước như:

+ Kinh phí thực hiện các hoạt động khoa học, công nghệ;

+ Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức.

+ Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do các cơ quan nhà nước đặt hàng hoặc thực hiện nhiệm vụ đột xuất do cấp có thẩm quyền giao;

+ Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Chiến lược phát triển công nghệ thông tin

Mục tiêu:

Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong các hoạt động đào tạo và quản lý nhà trường trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tiên tiến.

Giải pháp:

+ Bồi dưỡng nâng cao trình độ một cách căn bản và hệ thống cho giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

+ Xây dựng, hiện đại hóa thư viện số, cổng thông tin và thư viện, kết nối với các thư viện trong, ngoài nước và các thư viện quốc tế.

+ Tăng cường hoạt động hỗ trợ dạy và học qua mạng giữa giáo viên/khoa/trường với học sinh/sinh viên

+ Tăng cường công năng của cơ sơ hạ tầng công nghệ thông tin

+ Xây dựng cơ chế khuyến khích và bắt buộc CBGV, HSSV ứng dụng CNTT vào giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học.

+ Áp dụng triệt để CNTT trong công tác quản lý.

+ Tạo môi trường, xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNTT đáp ứng yêu cầu sử dụng của CBGV và HSSV.

+ Xây dựng, hiện đại hóa thư viện số, cổng thông tin và thư viện, kết nối với các thư viện trong, ngoài nước và các thư viện quốc tế.

+ Áp dụng triệt để CNTT trong công tác quản lý, điều hành.

+ Thường xuyên đổi mới và cập nhật các công nghệ cao, tiên tiến của CNTT và truyền thông trong đào tạo và quản lý.

Chiến lược phát triển hợp tác quốc tế

Mục tiêu:

Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế với các nước phát triển, hướng tới tiếp cận và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý và đào tạo theo chương trình của các nước phát triển, qua đó để tiếp nhận, chia sẻ tài nguyên và kinh nghiệm phát triển, hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Giải pháp:

+ Đa phương hoá, đa dạng hoá các loại hình hợp tác, tăng cường hội nhập quốc tế và khu vực.

+ Tăng cường hợp tác song phương với các cơ sở đào tạo nước ngoài (tập trung vào các nước Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc).

+ Đổi mới cơ chế hợp tác quốc tế nhằm khuyến khích các cá nhân, đơn vị, tập thể khoa học chủ động tạo dựng quan hệ hợp tác khoa học – đào tạo với đối tác nước ngoài.

+ Tranh thủ sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế (chính phủ và phi chính phủ, doanh nghiệp) về trí tuệ và nguồn vốn;

+ Hợp tác xây dựng các trung tâm Kiểm định quốc tế, trung tâm đào tạo hợp tác quốc tế.

+ Các đối tác hợp tác chiến lược.

Chiến lược đảm bảo chất lượng

Mục tiêu:

Thực hiện kiểm định chất lượng định kỳ về mục tiêu đào tạo, tổ chức đào tạo, kết quả đào tạo, các nguồn lực đảm bảo cho đào tạo theo các tiêu chí và quy trình chung của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nhằm đảm bảo chất lượng dạy nghề.

Giải pháp:

+ Thực hiện tự đánh giá định kỳ theo các tiêu chuẩn kiểm định trường dạy nghề của Bộ LĐTB&XH.

+ Tổ chức nghiên cứu lần theo dấu vết học sinh/sinh viên tốt nghiệp.

+ Xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000, hệ thống đảm bảo chất lượng.

+ 100% sinh viên được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo tiêu chuẩn của các nghề trọng điểm ở từng cấp độ.

+ Tiến tới xây dựng trung tâm đánh giá, thẩm định Quốc gia.

Hà Nội ngày 25 tháng 10 năm 2020

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

(đã ký)

 

TS.LÊ ĐẠI HÙNG